Ngày nay, các căn bệnh ngoài da ngày càng nhiều và càng phổ biến do cách sinh hoạt của con người cũng như môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Bệnh ngoài da ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe và cuộc sống của bạn. Vì vậy, cách phòng chống mắc bệnh ngoài da và cách chữa trị được nhiều người quan tâm. Chữa bệnh ngoài da có cả phương pháp Tây Y và Đông y. Một bài thảo dược đông y chữa bệnh ngoài da phổ biến hiện nay là Thảo dược da liễu Thanh Mộc Hương.
Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bệnh ngoài da thường gặp phải :
- Bệnh lang ben
Lang ben là một loại bệnh ngoại da rất hay gặp, đặc biệt là ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Thủ phạm gây ra lang ben chính là loại virus có tên Pityrosporum orbiculaire. Đặc điểm của bệnh cũng rất dễ nhận biết, khi thấy xuất hiện những đốm da màu trắng riêng lẻ hoặc tụ từng mảng, gây ngứa khi ra mồ hôi hoặc đi dưới trời nắng gắt thì bạn đã bị lang ben rồi đấy!
Bệnh lang ben với những đốm trắng lan tràn trên da
- Bệnh Hắc lào
Bệnh ngoài da gây khó chịu kế tiếp phải kể đến đó là hắc lào. Bệnh có các biểu hiện như ngứa, da nổi mẩn đỏ kèm mụn nước, vết nấm trên da hình tròn như đồng tiền nên đôi khi có tên gọi khác là lác đồng tiền. Nguyên nhân của hắc lào là do vi nấm thường thấy nhất có 2 loại Trychophyton và Epidermophyton. Lưu ý, bệnh ngoài da này có thể đe dọa mọi lứa tuổi, đặc biệt là nam giới, bệnh còn lây lan nhanh qua bởi việc dùng chung các vật dụng cá nhân của người bệnh.
Bệnh hắc lào trên mặt
- Bệnh nấm da đầu
Xem thêm Nấm, Ngứa Kinh Niên, Chàm Sữa, Viêm Da Cơ Địa, Bệnh Ngoài Da
Nấm da đầu được xem là một trong các loại bệnh ngoài da ám ảnh của trẻ nhỏ. Đối tượng gây bệnh hầu hết là trẻ em, nhưng rất nhiều người trưởng thành cũng mắc phải bệnh này. Nấm da đầu với các vảy da bong tróc trên chân tóc, hoặc các vòng tròn đỏ, phát ban trên da đầu. Nấm da đầu không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, đau đớn mà còn gây mất thẩm mỹ vì mái tóc người bệnh ngày một suy yếu, dễ rụng, dễ hói.
Mái tóc của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi bệnh nấm da đầu
- Bệnh ghẻ
Đây là một loại bệnh ngoài da xảy ra do sự tấn công của ký sinh trùng Sarcopte Scabiei, dân gian gọi là cái ghẻ. Ghẻ là hiện tượng da bị nhiễm trùng, xuất hiện các mụn nước tạo cảm giác ngứa rát trên nhiều bộ phận cơ thể như kẽ tay, cổ, bụng…
Bệnh ghẻ gây ngứa khó chịu ở trẻ em
- Bệnh vảy nến
Đúng như tên gọi của nó, bệnh vảy nến là loại bệnh ngoài da với các mảng da màu trắng xếp thành từng lớp tựa như sáp nến. Nguyên nhân của vảy nên được xác định là do rối loạn nội tiết dẫn đến tình trạng tế bào da phát triển quá nhanh, không kịp lột bỏ da chết. Đây là căn bệnh mãn tính, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại lấy đi vẻ đẹp vốn có của làn da người chẳng may bị bệnh.
Bệnh vảy nến một trong những căn bệnh ngoài da phổ biến
- Bệnh á sừng
Trong các bệnh ngoài da gây ngứa thì bệnh á sừng thường gặp nhất. Đây là một dạng viêm da cơ địa gây hại trên nhiều vùng da khác nhau nhưng thường biểu hiện sớm nhất và nặng nhất ở gót chân, chân hay các đầu ngón tay.
Triệu chứng : vùng da bị viêm khô cứng, sờ vào da thấy thô ráp, chúng dễ bị nứt nẻ rướm máu đặc biệt vào mùa lạnh. Bệnh ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của bệnh nhân. Nguy hiểm hơn chúng có thể gây nhiễm trùng nặng nếu không được điều trị và chăm sóc, giữ gìn đúng cách.
Bệnh á sừng ở tay
- Bệnh tổ đỉa
Tên khoa học của bệnh tổ đỉa là Dysidrose, là một dạng bệnh ngoài da đặc biệt của bệnh chàm. Bệnh có đặc điểm khác biệt chính là chỉ phát tác ở bàn tay và bàn chân. Dấu hiệu nhận biết của bệnh là các mụn nước nổi khắp những khu vực này, gây hiện tượng ngứa rát, thậm chí kèm theo triệu chứng sốt. Nguyên nhân của tổ đỉa rất đa dạng, chủ yếu gây ra bởi dị ứng và nhiễm khuẩn, bệnh cũng rất hay tái phát, dai dẳng khó trị dứt.
Nơi trú ngụ của bệnh tổ đỉa chỉ là bàn chân và bàn tay
Bạn nên làm gì khi mắc bệnh ngoài da nói trên:
Không chỉ riêng 7 loại bệnh ngoài da nêu trên, còn vô số các bệnh ngoài da nguy hiểm khác đã và đang đe dọa tàn phá làn da của chúng ta. Vậy nếu chẳng may bạn phát hiện mình đã bị trong những căn bệnh nói trên thì phải làm thế nào?
Câu trả lời là bạn đừng quá lo lắng, trước hết bạn cần xác định rõ căn bệnh ngoài da mà bạn đang gặp phải là gì, nếu không chắc chắn thì hãy đến bác sĩ thăm khám để có sự chẩn đoán cụ thể. Tuân thủ nguyên tắc 3 NÊN và 3 KHÔNG ngay sau đây
- Nên làm :
Mặc áo chất liệu mềm nhẹ thoáng mát, luôn đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là vùng bị tổn thương vì bệnh ngoài da đúng cách, tốt hơn hết là nên có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Chú trọng thực đơn, tránh các loại thực phẩm làm tình trạng da nặng thêm, đặc biệt là với các bệnh tổ đỉa, vảy nến, dị ứng,…
Đến các cơ sở y tế sớm nhất có thể, để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị hợp lý.
- Không nên làm:
Không tùy tiện gãi, cào hoặc tác động mạnh lên vùng da bệnh, điều đó sẽ khiến bệnh ngoài da thêm trầm trọng, nguy cơ nhiễm trùng cao.
Không tự ý uống thảo dược, bôi thảo dược khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, cũng như tuyệt đối không được dùng các loại thảo dược tự chế, các phương pháp truyền miệng không có căn cứ khoa học.
Không sử dụng các loại mỹ phẩm, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh khi đang bị các bệnh ngoài da.
Phương pháp đông y bài thảo dược gia truyền dân tộc Dao chữa được các bệnh nói trên là : ” Thảo dược bôi da Thanh Mộc Hương”
Thành phần : Hoàng bá, đại phù hình, thảo quyết minh, long não, ké đầu ngựa, kim ngân hoa…
Công dụng Thảo dược da liễu Thanh Mộc Hương :
Đặc trị các chứng bệnh ngoài da như : Lang ben,hắc lào, ghẻ,nước ăn chân tay, chốc lở, mẩn ngứa, các loại nấm da, nấm đầu, nấm móng, nấm kẽ, côn trùng đốt, viêm lỗ chân lông, á sừng, viêm da cơ địa, viêm nấm ngoài âm đạo…
Thảo dược đặc trị bệnh ngoài da Thanh Mộc Hương
Cách dùng thảo dược bôi ngoài da Thanh Mộc Hương :
– Xoa một lớp mỏng lên vùng da cần trị liệu 2 lần /ngày.
– Đối với người bị nấm đầu lấy bông tai chấm thảo dược ( nếu là đàn ông thì cắt ngắn tóc)
– Đối với nấm móng nấm kẽ sau khi bôi thảo dược có thể lấy bông gạc, băng đinh quấn quanh vùng bôi để qua đêm cho đỡ mất thảo dược.
– Sau khi hết triệu chứng bệnh nên dùng thảo dược thêm 1 tuần để khỏi triệt để.
Chú ý:
– Không bôi vào mắt, miệng
– Bảo quản nơi thoáng mát, khi bóc dùng nên cất trong ngăn mát tủ lạnh.
– Sau khi dùng đạy kín nắp
– Trong quá trình dùng tuyệt đối không tiếp xúc với xà phòng hoá chất, đối với nấm hạn chế ăn các chất gây ngứa và đồ ăn có chất kích thích như bia, rượu, cà phê…
Mọi thắc mắc cần được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất xin liên hệ bạn sẽ được giải đáp một cách nhanh chóng. Ngoài ra có rất nhiều bài viết về căn bệnh ngoài da , bạn đọc có thể tham khảo: Thanh Mộc Hương trị hắc lào, Thanh Mộc Hương trị viêm da cơ địa, Thanh Mộc Hương trị lăng ben…